Tã/ bỉm cho bé là sản phẩm không thể thiếu trong những năm tháng đầu đời. Khi mua các loại bỉm tã cho bé, ba mẹ luôn chọn sản phẩm có độ vừa vặn và khả năng thấm hút tốt, thoáng khí với bề mặt mềm mại để đảm bảo con yêu được thoải mái và dễ chịu. Bài viết này, Hoàng Bảo sẽ hướng dẫn ba mẹ chi tiết cách chọn các loại bỉm cho bé theo cân nặng, độ tuổi một cách chuẩn nhất.
1. Chọn bỉm theo độ tuổi của con
Bé sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển rất nhanh do đó những sản phẩm dành cho bé cũng được thay đổi thường xuyên để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bỉm tã chính là sản phẩm ba mẹ cần lưu ý để thay đổi thường xuyên cho bé trong từng giai đoạn và độ tuổi phù hợp.
1.1. Bé sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi
Đây là thời điểm quan trọng nhất đối với mọi đứa trẻ. Từ khi mới ra đời, em bé chưa có sự hoàn thiện về cấu trúc da. Làn da trẻ sơ sinh rất mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Lựa chọn bỉm tã chất lượng tốt với bề mặt mềm mại, mịn màng là ưu tiên hàng đầu của mỗi gia đình.
Những dòng bỉm tốt cho trẻ sơ sinh có chất liệu tự nhiên, thân thiện với làn da non nớt của con. Đồng thời, trong 1 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của con còn rất kém. Bé chủ yếu đi phân su màu đen với số lượng không nhiều. Tã giấy hoặc miếng lót sơ sinh là sự lựa chọn hoàn hảo cho con trong giai đoạn này sẽ giúp tiết kiệm đối đa chi phí cho ba mẹ.
Nhưng một số ba mẹ, lại lựa chọn tã dán sơ sinh tuy giá cao hơn, nhưng lại rất tiện dụng chỉ việc dùng luôn cho con. Phần thun lưng của tã dán chắc chắn hơn không lo bị xô xệch như khi dùng tã giấy/ miếng lót sơ sinh, độ thấm hút cũng tốt hơn. Vậy nên, tuỳ theo kinh tế mà ba mẹ sẽ lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bé nhé.
1.2. Bé từ 1 đến 3 tháng tuổi
Bước sang tháng thứ 2, bé con nhà mình sẽ bắt đầu đi vệ sinh nhiều hơn. Mỗi ngày bé có thể đi tè khoảng 8 – 10 lần, mẹ cần theo dõi để thay tã thường xuyên cho con. Giai đoạn này bé bú nhiều hơn nên chất thải sẽ lỏng hơn sau những lần đi nặng. Ba mẹ có thể sử dụng miếng lót sơ sinh cho bé vào ban ngày để dễ dàng thay bỉm hơn mỗi khi bé đi vệ sinh. Ban đêm mẹ có thể chuyển sang tã dán hoặc tã quần với độ thấm hút tốt cho con yên giấc ngủ ngon mà không bị đánh thức khi thay tã thường xuyên.
1.3. Bé từ 3 tháng trở lên
Bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi, bé cưng nhà mình sẽ năng động, hoạt bát hơn. Trẻ sẽ vận động nhiều hơn nên ba mẹ cần chọn các loại bỉm tã vừa vặn, chắc chắn. Lúc này em bé sẽ ít đi nặng hơn, trung bình khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Mẹ có thể đóng bỉm hoàn toàn cho con mà không cần dùng tã giấy hay miếng lót sơ sinh như lúc mới chào đời. Ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng tã dán hoặc tã quần cho con theo size phù hợp với cân nặng và vóc dáng của bé.
2. Chọn size bỉm theo cân nặng của bé
2.1. Bảng size tã theo từng mức cân nặng của bé
Hiện nay, size tã bỉm cho bé rất đa dạng ở hầu hết các thương hiệu bỉm tã. Ba mẹ nên chọn các loại bỉm phù hợp nhất với bé để đảm bảo sự thoải mái cho con. Mẹ có thể tham khảo size tã theo cân nặng và vóc dáng của con theo bảng sau đây.
SIZE TÃ DÁN/ TÃ QUẦN CÂN NẶNG CỦA BÉ
Size NB (New Born) Dưới 5kg
Size S 3 – 6kg
Size M 5 – 11kg
Size L 9 – 14kg
Size XL 12 – 17kg
Size XXL 15 – 25kg
Đây là size bỉm tã phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, mức cân nặng theo từng size tã có thể thay đổi một chút tùy từng thương hiệu. Ba mẹ nên cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn bỉm tã cho con.
2.2. Kiểm tra chọn đúng size bỉm bằng cách nào?
Trên đây là size tã phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên tùy vào thể trạng và vóc dáng của mỗi trẻ em mà size tã có sự thay đổi. Ba mẹ có thể dựa vào các tiêu chí sau đây để kiểm tra xem size tã đã chọn có phù hợp với con mình hay không.
– Kiểm tra độ vừa vặn của eo lưng:
Khi đeo bỉm cho bé sơ sinh, mẹ chú ý quan sát miếng bỉm có vừa vặn với cơ thể bé hay chưa. Bỉm vừa vặn sẽ có phần thun lưng nằm gọn gàng ngay dưới rốn của con. Bỉm hải ôm trọn phần mông của con để đảm bảo chất thải được thấm hút tốt, không bị tràn ra ngoài hoặc bị xô lệch sang 2 bên.
– Kiểm tra phần thun co giãn ở mép đùi và chân:
Ba mẹ có thể quan sát ở phần thun chân và mép đùi có bị bó sát gây vết hằn đỏ trên da hay không. Phần thun chân phải đảm bảo vừa vặn, không bó sát cơ thể con để các mạch máu được lưu thông tốt.
– Kiểm tra lưng thun của bỉm:
Bỉm vừa vặn có phần lưng thun co giãn, đàn hồi tốt. Phần lưng không gây vết hằn đỏ khi sử dụng thời gian dài. Tuy nhiên, lưng thun của bỉm cũng không nên quá rộng sẽ khiến chất thải tràn ra ngoài khi bé vận động.
2.3. Khi nào mẹ nên đổi bỉm cho bé
Con lớn rất nhanh ba mẹ cũng nên chú ý thay đổi size bỉm thường xuyên để phù hợp với vóc dáng con yêu của mình. Khi kiểm tra tã bỉm cho bé có những dấu hiệu sau đây mẹ nên thay đổi size tã ngay.
– Bỉm tã bị chật ở phần lưng và hông gây nên những vết hằn đỏ trên da bé.
– Bỉm ngắn không ôm hết vùng mông bé, phần đũng bỉm bó sát gây hầm bí.
– Chất thải bị tràn ra ngoài khi bé đi vệ sinh hoặc khi vận động nhiều.
– Bỉm có phần đai thun không có độ đàn hồi tốt gây bó sát khó chịu cho con.
– Phải dùng tới mép của băng dán mới có thể cố định tã đúng vị trí.
– Cân nặng của bé vượt quá mức quy định của size tã.
Nhìn chung, các hãng không ngừng quan tâm, cải tiến về chất lượng và kích cỡ bỉm để cho ra đời những dòng sản phẩm ưu việt nhất cho trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ có thể cân nhắc chọn các loại bỉm tốt cho bé yêu mà thôi.
Trên đây là hướng dẫn chọn các loại bỉm cho bé chính xác nhất theo độ tuổi, cân nặng và giới tính. Ba mẹ có nhu cầu mua loại tã/ bỉm tốt cho bé có thể liên hệ ngay Hoàng Bảo để được tư vấn chi tiết nhé.
THEO DÕI CÁC FANPAGE CHÍNH THỨC CỦA HOÀNG BẢO:
https://www.facebook.com/LXsoftVietNam